The Journal

"Vén màn" sơn mài Việt Nam

bởi Quyên Pippi Đăng vào May 19, 2021

"Vén màn" sơn mài Việt Nam

Sơn mài là một trong những chất liệu nổi bật và thuộc vào hạng độc đáo có 1 - 0 - 2 của Việt Nam. Đó được coi là di sản của thế hệ trước có công gây dựng và là báu vật mà thế hệ tiếp nối sau này cần phải giữ gìn và phát triển. Tuy nhiên, kỹ thuật mài là điểm khác biệt vô cùng lớn để phân định giữa đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài và tranh sơn mài Việt Nam.

Tấm bình phong phong cảnh rất nổi tiếng của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Dọc mùng“. Chất liệu: sơn mài, KT: 160x400cm, năm 1939 (Ảnh: Pinterest.com)

Sơn mài và những điều lạ kỳ

Tìm hểu sâu về nghề làm sơn mài mới thấy lắm công phu, nhiều công đoạn với những kỹ thuật cực kỳ phức tạp. Mỗi công đoạn đòi hỏi người làm nghề phải thật kiên nhẫn, tỉ mỉ và chau chuốt, nâng niu. Ngoài những vật liệu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, vỏ trứng, ốc...sơn mài cũng được ứng dụng làm trên nhiều mặt nền khác nhau như cốt gỗ, tre, cói, nhựa, và có cả sản phẩm trên tấm kim loại như sản phẩm sáng tạo của La Sonmai.

Mài- một trong những giai đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật cao từ nghệ nhân của La Sonmai

Mài- một trong những giai đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi kỹ thuật cao từ nghệ nhân của La Sonmai

Sơn mài bao gồm nhiều công đoạn và thao tác với kỹ thuật cao vì vậy mà để mỗi lớp vẽ khô thì cần phải ủ bề mặt vừa vẽ trong tủ kín gió và có độ ẩm cao. Rồi phải mài mòn đi nếu như muốn những gì đẹp đẽ nhất hiện ra. Mỗi tác phẩm có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả như họa sĩ mong muốn. Sau cùng là quá trình đánh bóng. Để ra được một sản phẩm, nghệ nhân cần thực sự kiên trì với tác phẩm mình đang làm, thậm chí có những tác phẩm kéo dài cả tháng trời với sự công phu điêu luyện từ thao tác thủ công mà không một máy móc nào có thể can thiệp thay thế được.

Triển vọng sơn mài Việt Nam

Cũng như nhiều ngành nghề khác, nghề làm sơn mài phát triển ở các làng quê như: Làng nghề sơn mài Hạ Thái (Duyên Thái - Hà Nội). Nhiều nghệ nhân làng Hạ Thái đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, chùa Một Cột...được đánh giá cao và cũng đồng thời mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đời sống người làm nghề.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống vẫn đang được duy trì thì cũng có thêm cả những sản phẩm mới được các thệ hệ sau này tìm tòi và phát triển thêm để phát huy hết tinh túy của nghệ thuật Việt Nam. Bát, đĩa, lọ hoa, và có cả ốp điện thoại của La Sonmai hàm chứa thêm những màu sắc khác nhau, độc đáo và cực kỳ đa dạng cho người thường thức. Các chất liệu mới như vỏ trai, vỏ ốc, màu son được đưa thêm vào trong quá trình khai thác và mở rộng giới hạn của sản phẩm sơn mài.

Những sản phẩm ốp sơn mài thủ công tinh xảo, được thể hiện dưới nhiều chủ đề của La Sonmai

Các sản phẩm sơn mài Việt Nam cũng lần lượt cùng nhau bước ra thế giới tại những Hội chợ quốc tế ở Paris. Những dự án đầu tư cho các làng nghề được cung cấp đến từ những tổ chức nước ngoài uy tín như JICA để đặt nền móng mở rộng và phát triển thêm nền nghệ thuật nước nhà.

Thông qua các phương pháp thể hiện mới: Sơn mài sơn lộng, sơn mài vẽ mỏng, sơn mài chắp nổi...kết hợp với những chất liệu khác nhau đã giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và chinh phục cả những người thưởng thức khó tính. Nghề sơn đang mang trong mình những triển vọng to lớn cùng với đó là những khả năng cải thiện đời sống và tạo thêm rất nhiều những cơ hội việc làm và được đào tạo bài bản cho thế hệ sau học hỏi và tiếp nối.